Trang Chủ

Top 5 chứng chỉ Enterprise Architect 2017

07/02/2017 - 04:57

Danh sách những chứng chỉ tốt nhất lĩnh vực enterprise architect cho năm 2017 của chúng tôi sẽ giúp bạn có được hình dung cụ thể về đỉnh cao của kim tự tháp chứng chỉ CNTT, chứng nhận các kỹ năng và kiến thức của kỹ sư về CNTT, kiến trúc doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh.

 

Open CA: Open Group Certified Architect

Chứng chỉ Architect của Open Group chứng thực những người có kỹ năng và kiến thức tốt về kiến trúc IT. Trước đây, chứng nhận này chỉ tập trung vào công nghệ thông tin (IT), nhưng Open Group đã mở rộng chứng chỉ CA sang lĩnh vực kiến trúc kinh doanh và kiến trúc doanh nghiệp.

Giống với nhiều chứng chỉ kiến trúc doanh nghiệp khác, chứng chỉ Open CA dựa trên cả kỹ năng và kinh nghiệm. Chương trình được xây dựng trên bốn tài liệu quan trọng:

  • Chính sách, điều khoản chứng chỉ
  • Yêu cầu hợp chuẩn
  • Chính sách kiểm định
  • Yêu cầu kiểm định

 

CITA: IASA's Certified IT Architect

IASA là Hiệp hội quốc tế cho tất cả các kiến trúc sư CNTT (International Association for all IT Architects), IASA điều hành một chương trình chứng nhận đa cấp là Certified IT Architect (CITA) trong đó có các level: Foundation, Associate, Specialist và Professional.

Chương trình CITA là một cơ hội tuyệt vời cho những người tìm kiếm một loại chứng chỉ nâng bậc từ sơ cấp tới chuyên nghiệp. Mặc dù một số chương trình khác cũng cung cấp các level chứng chỉ theo tiêu chuẩn riêng (như Open CA) nhưng họ không cung cấp chứng nhận từ cấp cơ bản tới level kiến trúc sư cao cấp. Điều này có thể dễ dàng hơn cho một số người muốn theo đuổi lĩnh vực kiến trúc IT.

 

EACOE Architect Certifications

Enterprise Architecture Center of Excellence (EACOE) là một chương trình chứng nhận kiến trúc CNTT bốn tầng gồm Enterprise Architect, Senior Enterprise Architect, Distinguished Enterprise Architect và Enterprise Architecture Fellow.

EACOE là hình thức mới nhất của một chuỗi các tổ chức chuyên nghiệp tập trung vào "kiến trúc và mô hình định hướng kế hoạch kinh doanh và công nghệ, quy trình kinh doanh kỹ thuật và phát triển ứng dụng", một chứng nhận cung cấp đánh giá khá chính xác về những gì các kiến trúc sư IT làm. EACOE đã thành lập khoảng hơn 30 năm với "hơn 3.500 công ty và 125.000 cá nhân được giáo dục và đào tạo" kỹ thuật, phương pháp công nghệ và thực hành ở đây.

 

Certified SOA Architect

Chứng nhận Certified SOA Architect nhấn mạnh và xác thực về kiến trúc dịch vụ định hướng (Service Oriented Architectures/SOA), liên quan tới các giải pháp công nghệ và cơ sở hạ tầng. Nó không phải là một chứng chỉ tổng quan như những chứng chỉ khác được nhắc tới trong bài viết này, nhưng chứng chỉ Certified SOA Architect vẫn thu hút được sự quan tâm đáng kể.

So với các chứng chỉ kiến trúc doanh nghiệp khác trong danh sách này, chứng chỉ Certified SOA Architect:

  • Là chứng chỉ duy nhất với tiêu chí không cần có quá trình làm việc hoặc kinh nghiệm nhất định.
  • Không yêu cầu tài liệu chứng minh kinh nghiệm kiến trúc, cũng không phải thiết kế  và triển khai trước các dự án kiến trúc.
  • Chủ yếu hướng tới mục tiêu cá nhân với lĩnh vực thiết kế và xây dựng kiến trúc phần mềm dịch vụ định hướng, và cũng là nội dung phát triển trọng tâm và tập trung của chứng chỉ.

Trong tất cả các chứng chỉ trong danh sách này, Certified SOA Architect là chứng chỉ với phạm vi hẹp nhất và cũng là chứng chỉ cơ bản nhất. Đây có thể là bước đệm tốt cho những người tiến vào lĩnh vực kiến trúc CNTT để phát triển sự nghiệp.

 

CEA: FEAC's Certified Enterprise Architect

Chứng chỉ này nhằm mục đích giảng dạy một phương pháp cụ thể để thực hành kiến trúc doanh nghiệp và tạo ra các dự án trong lĩnh vực này. Nội dung có thể bao gồm các quá trình lập ngân sách tổ chức, phát triển báo cáo thực tế của công việc (Statements of work/SOWs), xúc tiến nội bộ và kiểm duyệt, triển khai và tích hợp các thành phần và khả năng của chương trình, và đo lường sự tiến bộ.

Đây là một chương trình chứng nhận với các liên kết chặt chẽ giữa chính phủ và quốc phòng, nhưng với quy mô và phạm vi của công việc này bao trùm, nhiều chuyên gia CNTT sẽ muốn (hoặc phải) theo con đường này hướng tới việc phát triển các kỹ năng và kiến thức kiến trúc doanh nghiệp phù hợp.

(Theo tomsitpro.com

Dịch: Pente Marketing Team)